Mã vạch quốc gia của Việt Nam là bao nhiêu?


Theo đúng nguyên tắc, trên bao bì sản phẩm phải ghi rõ quốc gia sản xuất, nó được thể hiện bằng cụm từ Made in Việt Nam, nhưng có nhiều mặt hàng không hề ghi thông tin này khiến người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc tra cứu thông tin sản phẩm.

Mã quốc gia của Việt Nam

Việt Nam có mã số quốc gia là bao nhiêu?


Mã vạch luôn được dành một vị trí nhỏ trên bao bì sản phẩm. Khi muốn biết xuất xứ của mặt hàng người ta thường nhìn ngay 3 số đầu tiên của mã vạch. Đơn giản vì cấu tạo của một mã vạch là bao gồm mã quốc gia , mã doanh nghiệp, mã sản phẩm và số kiểm tra. Theo đó, nếu bạn nhìn thấy 3 số đầu của mã vạch là 893 chắc chắn đó là mặt hàng sản xuất tại Việt Nam còn khi xuất hiện những số 690, 691, 692, 693... là của Trung Quốc...


Hiện tại thị trường hàng hóa tại Việt Nam cũng đang rất tấp nập vì thị trường kinh tế mở cửa, quá trình đưa hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam cũng không còn khó khăn như xưa. Trước bối cảnh đó, người tiêu dùng cũng nên có một chút kiến thức để phân biệt được sản phẩm nào là của nước nào. Bởi chất lượng của một sản phẩm cũng phụ thuộc rất nhiều vào quốc gia sản xuất nó. Đã có một nghiên cứu riêng về vấn đề này tại nước ngoài. Cụ thể như, hàng hóa của Nhật và Đức sẽ được tin tưởng hơn rất nhiều hàng hóa của các quốc gia khác, đặc biệt là Trung Quốc.

Theo kết quả nghiên cứu, các sản phẩm của Đức thường gắn liền với các thuộc tính chất lượng cao (49%) và các tiêu chuẩn an ninh cao (32%) so với các nước khác trên thế giới. Các sản phẩm từ Trung Quốc thường liên quan đến tính hiệu quả về kinh tế (36%). Các sản phẩm của Ý được đánh giá cao về tính độc đáo và thiết kế tuyệt vời.

Trong khi đó, sản phẩm từ đất nước mặt trời mọc Nhật Bản có 53% số người được hỏi công nhận công nghệ tiên tiến là đặc điểm nổi bật. Đây là điểm số cao hơn bất kỳ quốc gia nào trong cuộc khảo sát. Các sản phẩm từ Thuỵ Sĩ đứng đầu danh sách khi nói đến độ tin cậy (21%). Các sản phẩm từ Canada dẫn đầu về tính bền vững (21%) và sản xuất công bằng (20%).

Có người còn cho rằng “Kể từ 2000 năm trước, trong lĩnh vực kiến trúc và kỹ thuật - “Made in Italy” có nghĩa là chất lượng cực kỳ tốt với giá cao, nhưng mặt khác chất lượng sẽ cực kỳ tệ nếu giá rẻ”. Báo cáo đã chỉ ra sự thay đổi nhận thức của người tiêu dùng về hình ảnh các quốc gia và các sản phẩm mà họ sản xuất.


Thực trạng tiêu thụ hàng Việt trên chính thị trường Việt


Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường năng động và hấp dẫn nhất khu vực châu Á, nhất là trong những năm mở cửa hội nhập thị trường mới đây. Tuy nhiên đây cũng là một thách thức lớn vì sự cạnh tranh tăng lên theo cấp số nhân.
Vì sao hàng Việt mất chỗ đứng trong thị trường Việt

Xét thị trường trong nước, người Việt cũng không mấy mặn mà với hàng Việt, nguyên nhân có thể do tâm lý sính ngoại ngày càng cao nhưng cũng có thể do chính chất lượng, dịch vụ, giá cả hay sự minh bạch thông tin sản phẩm chưa đáp ứng được hết yêu cầu của người tiêu dùng nên bị người tiêu dùng bỏ rơi.

Theo thời gian cùng nhiều cuộc vận động “người Việt dùng hàng Việt”, nhận thức của người tiêu dùng cũng đã cải thiện nhưng chưa phải ở một mức an toàn. Tỷ lệ tiêu thụ hàng hóa vẫn chỉ nằm ở mức dưới 15%. Sở dĩ hàng Việt “không có cửa” so với hàng ngoại vì hàng Việt chất lượng thấp, giá đắt, mẫu mã lại ít cải tiến. Không thể yêu cầu người tiêu dùng mua hàng Việt trong khi sản phẩm cùng loại của hàng ngoại giá rẻ hơn, chất lượng tốt hơn. Còn chưa kể, người tiêu dùng luôn có trong đầu sự ác cảm về việc các doanh nghiệp bán hàng lỗi, kém chất lượng tại thị trường nội địa, còn hàng chất lượng cao, đạt chuẩn thì đem đi xuất khẩu.
Hướng đi nào mới là chính xác?

Mọi giải pháp được để ra nhằm mục đích tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường nội địa. Đánh giá được những điểm mạnh của mình so với doanh nghiệp nước ngoài là hiểu thị trường, hiểu thị hiếu, thói quen, văn hóa tiêu dùng của người Việt. Từ đó có thể dễ dàng quyết định chủng loại, số lượng, cách phân phối hàng hóa phù hợp.

Nắm bắt tâm lý người tiêu dùng để đưa ra những chiến lược phù hợp cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định sự thành bại của kế hoạch tiếp cận thị trường. Hiện nay, cuộc sống của con người đã được cải thiện hơn rất nhiều, họ không còn quá quan trọng vào giá cả của sản phẩm như trước, thay vào đó, họ chú ý nhiều hơn tới thông tin, xuất xứ, nguồn gốc của sản phẩm, xem chúng có thực sự là hàng chất lượng hay không. Những đòi hỏi này yêu cầu doanh nghiệp phải trung thực và minh bạch thông tin sản phẩm.

Để làm được như vậy, doanh nghiệp cần tìm đến các dịch vụ truy xuất thông tin. Khi doanh nghiệp ứng dụng các giải pháp truy xuất thông tin cho sản phẩm, khách hàng của doanh nghiệp sẽ có cơ sở kiểm tra trực tiếp những thông tin liên quan đến mặt hàng mà họ định mua, từ đó tăng thêm niềm tin vào chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.

Niềm tin của người tiêu dùng trong nước với hàng Việt vẫn còn rất khả quan, nhưng doanh nghiệp Việt muốn chiếm lĩnh được thị trường thì sẽ phải rất kiên trì vì đây thực sự là một bài toán khó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thận trọng khi chọn mua ấm sắc thuốc Trung Quốc

Người tiêu dùng sẽ bớt được rất nhiều thời gian và công sức khi sử dụng ấm sắc, nhưng việc chọn mua ấm sắc an chất lượng không phải ai cũng ...