Khi mua sắm trực tuyến người tiêu dùng cần hết sức thận trọng với các yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân và kiểm tra xuất xứ sản phẩm thật kỹ trước khi rút ví ra trả tiền.
Không cung cấp thông tin nếu thấy dấu hiệu mờ ám
Từ đầu năm 2016 đến năm 2018, tổng số lượng các trang thương mại điện tử trực tuyến mở ra ngày càng nhiều, tốc độ tăng trưởng theo cấp số nhân qua từng quý trong năm.
Đối với lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, thông tin từ hàng nghìn website thương mại điện tử cho thấy tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2017 tăng 35%, khảo sát gián tiếp qua một số doanh nghiệp chuyển phát hàng đầu cho thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu từ dịch vụ chuyển phát từ 62% đến 200%.
Đối với lĩnh vực thanh toán, theo thông tin từ Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS), năm 2017 tăng trưởng số lượng giao dịch trực tuyến thẻ nội địa tăng khoảng 50% so với năm 2016 trong khi giá trị giao dịch tăng trưởng tới 75%.
Người tiêu dùng đã dần thay đổi thói quen mua hàng trực tiếp sang mua bán online, chỉ cần ngồi nhà và lên mạng, vào các trang điện tử trực tuyến, muốn thứ gì có thứ đó. Cũng phải công nhận rằng các doanh nghiệp kinh doanh bán hàng qua trực tuyến là những người rất nhạy bén với xu thế thời đại.
Sàn giao dịch thương mại điện tử phổ biến hiện nay có thể kể đến Lazada.vn, Shopee.vn, Sendo.vn, Hotdeal.vn, Zalora.vn, Tiki.vn, Adayroi.com, Lotte.vn,... Ngoài ra, người tiêu dùng có thể mua sắm trực tuyến trên mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo,... Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, người tiêu dùng Việt Nam cũng có xu hướng mua hàng qua chương trình quảng cáo trên ti vi (tiến hành giao dịch qua điện thoại).
Xem thêm: Tránh mua mỹ phẩm đã bị thu hồi nhờ truy xuất thông tin mã vạch
Tuy nhiên,theo Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, hình thức mua sắm này cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người tiêu dùng. Bản chất đây không phải hình thức mua sắm trực tiếp, người tiêu dùng không thể nhìn trực tiếp và cầm sản phẩm để đánh giá về hình dáng, màu sắc và chất lượng của sản phẩm. Vì thế, rủi ro đầu tiên mà người tiêu dùng gặp phải là hàng hóa nhận được không giống với quảng cáo.
Bên cạnh đó, nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm cũng là một vấn đề. Mua sắm online được thực hiện qua phương tiện điện tử, và thông qua phương thức này, người tiêu dùng không thể xác định được nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa. Mọi giao dịch được thực hiện trên cơ sở niềm tin, vì vậy, khi gặp người bán không có uy tín, người tiêu dùng sẽ có nguy cơ mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, thực tế qua việc tiếp nhận và giải quyết các phản ánh, khiếu nại tại cơ quan quản lý nhà nước cũng như các tổ chức xã hội về bảo vệ người tiêu dùng cho thấy, thương mại điện tử là một phương thức mua sắm mới, thu hút số lượng lớn người tiêu dùng nhưng cũng tồn tại nhiều bất cập.
Trong đó, các khiếu nại, phản ánh chủ yếu tập trung vào các nhóm hành vi cụ thể như hàng nhận được không giống với quảng cáo (về hình dáng, tính năng, công dụng, thông số kỹ thuật,...), thông tin sai về xuất xứ hàng hóa và giá cả, không cung cấp hóa đơn, giao hàng hỏng nhưng không thu hồi lại,...
Xem thêm: Tránh mua mỹ phẩm đã bị thu hồi nhờ truy xuất thông tin mã vạch
Tuy nhiên,theo Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, hình thức mua sắm này cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người tiêu dùng. Bản chất đây không phải hình thức mua sắm trực tiếp, người tiêu dùng không thể nhìn trực tiếp và cầm sản phẩm để đánh giá về hình dáng, màu sắc và chất lượng của sản phẩm. Vì thế, rủi ro đầu tiên mà người tiêu dùng gặp phải là hàng hóa nhận được không giống với quảng cáo.
Bên cạnh đó, nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm cũng là một vấn đề. Mua sắm online được thực hiện qua phương tiện điện tử, và thông qua phương thức này, người tiêu dùng không thể xác định được nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa. Mọi giao dịch được thực hiện trên cơ sở niềm tin, vì vậy, khi gặp người bán không có uy tín, người tiêu dùng sẽ có nguy cơ mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, thực tế qua việc tiếp nhận và giải quyết các phản ánh, khiếu nại tại cơ quan quản lý nhà nước cũng như các tổ chức xã hội về bảo vệ người tiêu dùng cho thấy, thương mại điện tử là một phương thức mua sắm mới, thu hút số lượng lớn người tiêu dùng nhưng cũng tồn tại nhiều bất cập.
Mua sắm online, những điều cần chú ý |
Trong đó, các khiếu nại, phản ánh chủ yếu tập trung vào các nhóm hành vi cụ thể như hàng nhận được không giống với quảng cáo (về hình dáng, tính năng, công dụng, thông số kỹ thuật,...), thông tin sai về xuất xứ hàng hóa và giá cả, không cung cấp hóa đơn, giao hàng hỏng nhưng không thu hồi lại,...
Bên cạnh đó còn có nhiều thắc mắc như tại sao mua hàng mà cần quá nhiều thông tin của người mua, nhiều người đã từ chối sản phẩm ở phút chót vì thấy thông tin của mình bị khai thác quá nhiều. Về vấn đề này doanh nghiệp nên trực tiếp giải thích với người tiêu dùng rằng vì sao họ cần những thông tin đó để người tiêu dùng yên tâm, nếu doanh nghiệp không chịu giải thích thì khách hàng hoàn toàn có quyền nghi ngờ và không mua sản phẩm.
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khuyến cáo, để mua sắm trực tuyến người tiêu dùng cần chủ động tiêu dùng thông thái và tìm hiểu kỹ về hình thức mua sắm này.
Người tiêu dùng có thể tham khảo những lưu ý như nên mua hàng tại những trang web uy tín, được cấp phép hoạt động, có thông tin liên lạc rõ ràng (địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế…); tìm hiểu kỹ về các điều kiện và điều khoản của trang web, đặc biệt là những điều khoản về bảo hành, trả lại hàng, hoàn tiền, giao nhận,…
Bên cạnh đó người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ về sản phẩm/dịch vụ trước khi mua, tìm kiếm thông tin về sản phẩm/dịch vụ trên internet như nguồn gốc xuất xứ, tính năng, đánh giá về sản phẩm/dịch vụ nhằm tránh trường hợp mua phải sản phẩm/dịch vụ kém chất lượng.
Cảnh giác với những yêu cầu cung cấp thông tin từ những trang web lạ như họ tên, số điện thoại, ngày sinh, địa chỉ, sở thích, tiền sử khám bệnh… Đây có thể là những trang web sử dụng thông tin người tiêu dùng trái với quy định pháp luật, gây phiền toái cho người tiêu dùng hoặc thậm chí đánh cắp các thông tin tài chính của người tiêu dùng; cảnh giác với những trang web/tài khoản mạng xã hội lạ quảng cáo sản phẩm/dịch vụ với giá rất thấp hoặc khuyến mãi lớn, yêu cầu người tiêu dùng phải cung cấp thông tin và chia sẻ chương trình.
Đồng thời cảnh giác với thông báo về việc trúng thưởng phiếu mua hàng dùng để mua sản phẩm của công ty, theo đó phiếu mua hàng thường có giá trị nhỏ hơn giá trị sản phẩm, người tiêu dùng phải chi thêm một khoản tiền nữa. Tuy nhiên, khi nhận hàng thì sản phẩm thường có giá trị thấp hơn so với khoản tiền người tiêu dùng đã bỏ ra. Cảnh giác tương tự với hình thức thông báo trúng thưởng và người tiêu dùng phải đóng tiền thuế/phí để nhận được sản phẩm.
Khuyến cáo đối với người tiêu dùng khi mua sắm trực tuyến
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khuyến cáo, để mua sắm trực tuyến người tiêu dùng cần chủ động tiêu dùng thông thái và tìm hiểu kỹ về hình thức mua sắm này.
Người tiêu dùng có thể tham khảo những lưu ý như nên mua hàng tại những trang web uy tín, được cấp phép hoạt động, có thông tin liên lạc rõ ràng (địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế…); tìm hiểu kỹ về các điều kiện và điều khoản của trang web, đặc biệt là những điều khoản về bảo hành, trả lại hàng, hoàn tiền, giao nhận,…
Bên cạnh đó người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ về sản phẩm/dịch vụ trước khi mua, tìm kiếm thông tin về sản phẩm/dịch vụ trên internet như nguồn gốc xuất xứ, tính năng, đánh giá về sản phẩm/dịch vụ nhằm tránh trường hợp mua phải sản phẩm/dịch vụ kém chất lượng.
Cảnh giác với những yêu cầu cung cấp thông tin từ những trang web lạ như họ tên, số điện thoại, ngày sinh, địa chỉ, sở thích, tiền sử khám bệnh… Đây có thể là những trang web sử dụng thông tin người tiêu dùng trái với quy định pháp luật, gây phiền toái cho người tiêu dùng hoặc thậm chí đánh cắp các thông tin tài chính của người tiêu dùng; cảnh giác với những trang web/tài khoản mạng xã hội lạ quảng cáo sản phẩm/dịch vụ với giá rất thấp hoặc khuyến mãi lớn, yêu cầu người tiêu dùng phải cung cấp thông tin và chia sẻ chương trình.
Hình ảnh minh họa sau khi kiểm tra xuất xứ sản phẩm trên ứng dụng quét mã iCheck Scanner |
Đồng thời cảnh giác với thông báo về việc trúng thưởng phiếu mua hàng dùng để mua sản phẩm của công ty, theo đó phiếu mua hàng thường có giá trị nhỏ hơn giá trị sản phẩm, người tiêu dùng phải chi thêm một khoản tiền nữa. Tuy nhiên, khi nhận hàng thì sản phẩm thường có giá trị thấp hơn so với khoản tiền người tiêu dùng đã bỏ ra. Cảnh giác tương tự với hình thức thông báo trúng thưởng và người tiêu dùng phải đóng tiền thuế/phí để nhận được sản phẩm.
Thời buổi công nghệ phát triển thì chất lượng cuộc sống con người càng được cải thiện. Trong tương lai không chỉ thay đổi cách thức mua hàng còn nhiều sự thay đổi khác có thể xảy ra bắt buộc chúng ta phải thích nghi với chúng, thích nghi trong tư thế chủ động và không bao giờ đánh mất quyền lợi của chính mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét